Rối loạn tiền đình là một bệnh gây nên do các tổn thương từ hệ thần kinh, tai, mắt và tim mạch. Vậy thì rối loạn tiền đình ăn gì và cần kiêng gì để đảm bảo sức khỏe tốt. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Mục lục bài viết
Rối loạn tiền đình ăn gì?
Rối loạn tiền đình sẽ khiến cơ thể của bạn mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và hoa mắt… và nhiều triệu chứng khác. Vậy thì rối loạn tiền đình ăn gì, nên xây dựng chế độ ăn uống như thế nào để cải thiện những triệu chứng này. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ một số nhóm chất mà bạn nên bổ sung trong thực đơn của mình để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.
Bổ sung Vitamin B6
Vitamin B6 giữ một vai trò quan trọng hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của hệ thống thần kinh. Nếu như thiếu vitamin B6 thì người bệnh sẽ rơi vào trạng thái chóng mặt và buồn nôn. Do đó bạn nên bổ sung ngay vitamin B6 để có thể khắc phục một phần nào đó tình trạng này.
Vitamin B6 có trong một số thực phẩm như: thịt gà bỏ đi da, cá các loại. Bên cạnh đó nó còn có trong một số loại trái cây như: cam, táo, chuối, đu đủ, quả óc chó, hạnh nhân… Ngoài ra thì vitamin B6 cũng có nhiều trong ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, trong các loại đậu, các loại hạt, cà chua, rau bina, ngô…
Bổ sung Vitamin C
Để trả lời câu hỏi rối loạn tiền đình ăn gì thì trước tiên bạn phải bổ sung nhóm vitamin C vào cơ thể của mình. Việc bổ sung đầy đủ vitamin C là cách tốt nhất nhằm làm giảm các triệu chứng như đau đầu hay chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cung cấp khoảng 600mg vitamin C mỗi ngày và đồng thời với các chất khác liên tục trong 8 tuần. Thì sẽ giúp cải thiện tình trạng của bệnh rối loạn tiền đình một cách hiệu quả.
Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như: cam, chanh, bưởi, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua hay ớt đỏ…
Bổ sung Vitamin D
Việc bổ sung Vitamin D sẽ giúp khắc phục tình trạng xơ cứng tai. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở những người bị rối loạn tiền đình. Vậy bạn cần thiết phải bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin D để đảm bảo sức khỏe tốt cho mình.
Vitamin D có nhiều trong nhóm thực phẩm như cá, trứng hay sữa và các loại ngũ cốc. Bên cạnh đó vitamin D cũng có nhiều trong các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ hay sữa đậu nành. Trong đậu nành có chứa nhiều vitamin K chống oxy hóa và bảo vệ hệ thần kinh. Đồng thời nó còn làm giảm đi tình trạng hoa mắt – một trong những triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiền đình.
Bổ sung Folate
Bạn cần bổ sung một số thực phẩm có chứa Folate chẳng hạn như: các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ… Đặc biệt thì trong bông cải xanh có chứa chất chống oxy hóa, cải thiện huyết áp, giảm đau tim và đột quỵ. Ngoài ra nó cũng có trong các loại đậu như: đậu lăng, đậu đen… Bên cạnh đó thì người rối loạn tiền đình cũng nên ăn nhạt một chút và tránh các thực phẩm nhiều đường và muối.
Rối loạn tiền đình nên kiêng ăn gì?
Nên ăn ít chất béo
Nếu như bạn nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể thì sẽ khiến cho lượng cholesterol trong máu tăng cao. Và điều này ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Người bệnh nên hạn chế mỡ động vật từ thịt lợn, bò… kem bò sữa… Bạn chỉ nên ăn thịt nạc và ăn ít thịt đỏ còn thịt gia cầm thì cần loại bỏ da.
Hạn chế một số loại đồ uống
Có thể kể đến những chất kích thích như cafein. Chúng sẽ gia tăng triệu chứng ù tai ở người bị rối loạn tiền đình. Đặc biệt bạn nên tuyệt đối hạn chế rượu bia thì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra những cơn đau đầu dai dẳng.
Một số loại thuốc cần tránh
Bên cạnh những thực phẩm và đồ uống cần tránh thì bạn cũng nên hạn chế một số loại thuốc. Bạn nên tránh dùng thuốc kháng axit bởi vì những loại thuốc này thì chứa nhiều natri. Mà điều này thì hoàn toàn không tốt cho người bị rối loạn tiền đình.
Ngoài ra thì bạn cũng không nên dùng những loại thuốc kháng viêm như Ibuprofen. Bởi vì chúng có thể gây ứ nước và đồng thời làm mất cân bằng điện giải. Cuối cùng là chất nicotine trong thuốc lá cũng là một trong những điều cần phải tránh nếu bạn không muốn làm giảm lượng máu cung cấp đến tai.
Lời kết
Trên đây là bài viết rối loạn tiền đình ăn gì? Nên kiêng gì? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh rối loạn tiền đình.