Đối với các hội trường hiện đại, nhà hát và phòng khán giả không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về công năng cho toàn hội trường. Mà còn phải mang yếu tố thẩm mỹ cao để tạo cảm giác thích thú cho mọi người thưởng thức nghệ thuật. Dưới đây là tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – phòng khán giả mới nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về không gian hội trường nhà hát
Trước khi đi vào những tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – phòng khán giả. Hãy cùng tìm hiểu qua một vài đặc điểm của hội trường nhà hát.
Đặc điểm của không gian hội trường nhà hát
Không gian các hội trường nhà hát thường có quy mô tương đối lớn. Một số loại nhà hát như: nhà hát kịch nói, nhà hát ca kịch – vũ kịch; nhà hát chèo, tuồng, cải lương, múa rối… Hoặc nhà hát đa năng. Là nơi mọi người đến để thưởng thức âm nhạc và thư giãn. Do đó cần trang bị những yếu tố đầy đủ nhất về âm thanh, không gian.
Phân loại không gian hội trường nhà hát
Phân loại nhà hát theo quy mô sân khấu:
- Hạng I: diện tích sàn diễn lớn hơn 100m2; cấp công trình là cấp I
- Hạng II: diện tích sàn diễn từ 61 – 100m2; cấp công trình là cấp II
- Hạng III: diện tích sàn diễn nhỏ hơn 60m2; cấp công trình là cấp III
Phân loại nhà hát theo quy mô khán giả:
- Phòng khán giả ngoại cỡ: trên 1500 ghế, cấp công trình là cấp đặc biệt.
- Phòng khán giả cỡ A: từ 1201 đến 1500 ghế, cấp công trình là cấp đặc biệt.
- Phòng khán giả cỡ B: từ 801 đến 1200 ghế, cấp công trình là cấp I.
- Phòng khán giả cỡ C: từ 401 đến 800 ghế, cấp công trình là cấp I.
- Phòng khán giả cỡ D: từ 251 đến 400 ghế, cấp công trình là cấp II.
- Phòng khán giả cỡ E: nhỏ hơn 250 ghế, cấp công trình là cấp III.
Địa điểm xây dựng nhà hát và các nguyên tắc bố trí trong nhà hát
Nhà hát nên được xây dựng ở trung tâm đô thị, khu dân cư hoặc trong khu công viên, khu du lịch. Để thu hút được nhiều người cũng như đóng góp cho diện mạo của khu vực.
Khi bố trí lối vào, chiều rộng đường phải đảm bảo cho hai xe ô tô con có thể tránh nhau.
Nhà hát – phòng khán giả phải bố trí bãi đỗ xe cho xe ôtô, xe máy, xe đạp và xe lăn của người khuyết tật,… Các lối bậc thang phải có đường dốc cho xe lăn. Quy mô các bãi đỗ xe, tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị nơi xây dựng nhà hát.
Khu vệ sinh có thể được bố trí liền với sảnh nghỉ. Nhưng không được liên thông với sảnh vào hoặc các không gian bên ngoài.
Những tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – phòng khán giả phù hợp nhất
Thiết kế nhà hát – phòng khán giả là một công việc khó yêu cầu người thiết kế phải am hiểu cả về nghệ thuật và khoa học. Dưới đây là một số tiêu chuẩn thiết kế sân khấu, hội trường khán giả.
Tiêu chuẩn thiết kế sân khấu
Sàn diễn nằm sau màn chính của sân khấu. Có chiều rộng bằng chiều rộng tiền đài. Mỗi bên có thể rộng thêm 85cm. Chiều sâu mặt diễn tính từ màn chính sân khấu tới màn đáy sân khấu bằng 3/4 chiều rộng sàn diễn.
Chiều cao mặt sàn diễn so với mặt sàn trước hàng ghế đầu tiên từ 0,95 – 1,15 m. Mặt sàn diễn nên làm bằng gỗ dày 4cm, bằng phẳng, không có khe hở. Cấu tạo sàn đòn gánh có độ đàn hồi tốt.
Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả
Tiêu chuẩn khối tích từ 4 – 6 m3/khán giả cho nhà hát kịch nói, từ 6-8 m3/khán giả cho nhà hát nhạc kịch, hòa nhạc. Độ dốc sàn phòng khán giả phải đảm bảo để tầm nhìn của khán giả ngồi sau không bị đầu khán giả ngồi trước che khuất.
Các kiểu bố trí ghế khán giả được sử dụng nhiều là:
- Bố trí kiểu khép kín: Các hàng ghế được sắp xếp thẳng hàng.
- Bố trí kiểu hình cánh quạt: Các hàng ghế được xếp thành hình vòng cung, mở rộng tối đa 130 độ.
- Bố trí kiểu đấu trường 3/4: Các hàng ghế được xếp theo hình vòng cung. Mở rộng từ 180 độ đến 270 độ.
Tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng trong nhà hát – phòng khán giả
Ngoài những tiêu chuẩn về sân khấu và phòng khán giả được kể trên. Thì những tiêu chuẩn về âm thanh và ánh sáng cũng cực kỳ quan trọng.
Tiêu chuẩn về âm thanh
Nhà hát không được có những khuyết tật về âm thanh như hội tụ âm, tiếng dội. Không được có hai âm thanh phản xạ liên tiếp nhau đến tai người nghe trong phòng khán giả. Phải đảm bảo thời gian âm vang thực tế của phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất.
Đối với sân khấu dùng âm thanh tự nhiên. Không qua điện thanh, yêu cầu nền ồn không cao hơn 30 dbA. Đối với phòng khán giả dùng điện thanh, yêu cầu nền ồn không cao hơn 35 dbA.
Việc cách âm cho nhà hát cũng rất quan trọng. Một số vật liệu cách âm thường được sử dụng là: mút xốp, thạch cao, cao su non, bông thủy tinh, bông khoáng,…
Tiêu chuẩn về ánh sáng
Đối với các không gian bên trong công trình, ngoài phòng khán giả, độ rọi yêu cầu trên 50 lux. Đối với không gian bên trong phòng khán giả, trước khi mở màn và trong giờ giải lao, độ rọi trên 100 lux. Trị số độ rọi trên mặt sàn lớn hơn 1 lux ở trong phòng và 2 lux ở ngoài phòng. Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải dần dần, bảo đảm không làm lóa mắt khán giả.
Chi phí để thiết kế và xây dựng nhà hát – phòng khán giả
Việc xây dựng nhà hát không có khuôn mẫu chi phí cố định nào. Tùy vào quy mô, trang trí và điều kiện của mỗi đơn vị mà chi phí sẽ khác nhau. Tất nhiên đầu tư càng nhiều tiền thì hội trường nhà hát sẽ càng đẹp và sang trọng.
Nhà hát – phòng khán giả nên sử dụng loại ghế gì?
Ghế ngồi phải được gắn cố định vào mặt sàn. Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng ồn khi sử dụng. Khoảng cách để đi lại giữa hai hàng ghế phải lớn hơn hoặc bằng 45cm đối với phòng khán giả cỡ B. Và lớn hơn hoặc bằng 40cm đối với phòng cỡ C.
Ghế sử dụng trong nhà hát cần đảm bảo vững chãi, êm ái. Một số mẫu ghế đệm, tựa lưng cao, làm từ đệm mút đúc lạnh là một gợi ý hoàn hảo.
Tổng kết
Trên đây là những tiêu chuẩn thiết kế nhà hát- phòng khán giả. Cần phải áp dụng những tiêu chuẩn này linh hoạt và khéo léo. Để có thể thiết kế một không gian nhà hát hoàn hảo và ưng ý nhất.